Cách tạo một bộ biểu tượng "Chia sẻ tình yêu" trong Adobe Illustrator
Vietnamese (Tiếng Việt) translation by Na Dang (you can also view the original English article)

Vì cả tuần lễ này sẽ liên quan đến tình yêu nên chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề này và tạo ra một bộ biểu tượng "Chia sẻ tình yêu" để khám phá những cách khác nhau mà bạn có thể bày tỏ cảm xúc của mình trong thời đại kỹ thuật số.
Chúng ta sẽ tạo ra tất cả là ba biểu tượng bằng cách sử dụng các hình học cơ bản kết hợp với một số công cụ chính mà bạn có thể đã quen dùng.
Vậy không để lãng phí thời gian của các bạn thêm nữa, hãy lấy một cốc cà phê ngon tuyệt và cùng bắt đầu thôi nào!
Oh, và trước khi tôi quên, bạn luôn có thể mở rộng dự án này bằng cách tham khảo GraphicRiver, nơi bạn có thể tìm thấy rất nhiều biểu tượng về chủ đề yêu thương.
1. Làm thế nào để thiết lập một tài liệu mới
Vì tôi khá chắc chắn rằng bạn đã có Illustrator và chạy ở chế độ nền, hãy mở nó lên và thiết lập một New Document (File > New or Control-N) bằng cách sử dụng các thiết lập sau:
- Số lượng Artboard: 1
- Chiều rộng: 800 px
- Chiều cao: 600 px
- Đơn vị: pixel
Và từ tab Advanced:
- Color Mode: RGB
- Raster Effects: Screen (72ppi)
- Preview Mode: Default

Quick tip: một số bạn có thể đã nhận thấy rằng tùy chọn Align New Objects cho tùy chọn Pixel Grid bị thiếu. Đó là bởi vì tôi đang chạy phiên bản CC 2017 mới của phần mềm này, nơi mà những thay đổi lớn đã được thực hiện đối với cách Illustrator xử lý các hình dạng bám theo lưới pixel nằm bên dưới.
2. Cách thiết lập lưới tùy chỉnh
Vì chúng ta sẽ tạo các biểu tượng bằng cách sử dụng quy trình làm việc hoàn hảo pixel, chúng ta sẽ muốn thiết lập một lưới nhỏ chính xác để chúng ta có thể kiểm soát toàn bộ hình dạng của mình — đó là nếu chúng ta đang chạy phiên bản cũ hơn của phần mềm này.
Bước 1
Chuyển đến Edit > Preferences > Guides & Grid và tùy chỉnh các thiết lập sau:
- Gridline every: 1 px
- Subdivisions: 1

Quick tip: bạn có thể tìm hiểu thêm về lưới bằng cách đọc phần phân tích rõ hơn này về cách Hệ thống lưới của Illustrator hoạt động.
Bước 2
Khi chúng ta đã thiết lập lưới tùy chỉnh của mình, tất cả những gì chúng ta cần làm để đảm bảo các hình dạng của chúng ta trông sắc nét bằng cách bật tùy chọn Snap to Grid trong menu View, mà nó sẽ biến thành Snap to Pixel mỗi khi bạn nhập chế độ Pixel Preview .
Bây giờ, nếu bạn mới làm quen với toàn bộ "pixel-perfect workflow", tôi gợi ý bạn nên xem qua hướng dẫn cách tạo bản vẽ pixel - perfect, điều này sẽ giúp bạn mở rộng các kỹ năng kỹ thuật của mình một cách nhanh chóng.
3. Cách thiết lập các Layer
Với Tài liệu mới được tạo, sẽ là một ý tưởng hay khi cấu trúc dự án của chúng ta bằng một vài Layer, vì cách này giúp chúng ta có thể duy trì luồng công việc ổn định bằng cách tập trung vào một biểu tượng tại một thời điểm.
Để làm như vậy, mở bảng điều khiển Layers và tạo tổng cộng bốn Layer, chúng ta sẽ đổi tên như sau:
- layer 1: reference grids
- layer 2: phone sharing
- layer 3: email sharing
- layer 4: im sharing

4. Cách tạo lưới tham chiếu
Lưới tham chiếu (hoặc lưới cơ sở) là một tập hợp các bề mặt tham chiếu được giới hạn chính xác, cho phép chúng ta xây dựng các biểu tượng bằng cách tập trung vào kích thước và tính nhất quán.
Thông thường, kích thước của lưới xác định kích thước của các biểu tượng thực tế và chúng luôn là quyết định đầu tiên mà bạn thực hiện khi bắt đầu một dự án mới vì bạn luôn muốn bắt đầu từ kích thước nhỏ nhất có thể và xây dựng trên đó.
Bây giờ, trong trường hợp của chúng ta, chúng ta sẽ tạo ra một bộ biểu tượng chỉ với một kích thước, chính xác hơn là 128 x 128 px, đây là một gói khá lớn.
Bước 1
Bắt đầu bằng cách khóa tất cả trừ Layer lưới tham chiếu, và sau đó lấy công cụ Rectangle Tool (M) và tạo ra một hình vuông màu cam 128 x 128 px (#F15A24
), sẽ giúp định nghĩa kích thước tổng quát của các biểu tượng của chúng ta.

Bước 2
Thêm một hình khác nhỏ hơn 120 x 120 px (#FFFFFF
) sẽ hoạt động như vùng vẽ hoạt động, do đó, nó có một phần đệm xung quanh dày 4 px.

Bước 3
Nhóm hai ô vuông tạo thành lưới tham chiếu bằng phím tắt Control-G và sau đó tạo hai bản sao cách nhau 40 px, đảm bảo sắp xếp chúng vào giữa Artboard.
Khi bạn đã hoàn tất, hãy khóa Layer hiện tại và chuyển sang Layer tiếp theo, nơi chúng ta sẽ bắt đầu làm việc với biểu tượng đầu tiên của chúng ta.

5. Cách tạo biểu tượng chia sẻ điện thoại
Với tài liệu đã được thiết lập, hãy khởi động dự án bằng cách đảm bảo rằng chúng ta đang ở trên Layer phù hợp (đó sẽ là Layer thứ hai) và sau đó phóng to lưới tham chiếu đầu tiên để chúng ta có thể có cái nhìn tốt hơn về hình dạng của biểu tượng.
Bước 1
Bắt đầu vẽ chiếc điện thoại bên trái bằng cách tạo thân điện thoại bằng hình chữ nhật bo tròn 56 x 94 px với Corner Radius 8 px, chúng ta sẽ tô màu #C4CEE8
và sau đó đặt vào góc dưới cùng bên trái của vùng vẽ hoạt động nằm bên dưới, đảm bảo cách 4 px từ đường viền của nó.

Bước 2
Tạo một đường viền cho hình vừa tạo, bằng cách tạo bản sao của nó (Control-C), dán ở phía trước (Control-F) và sau đó điều chỉnh bằng cách thay đổi màu của nó thành #2B3249
, và sau đó thiết lập Weight là 8 px.
Khi bạn đã hoàn tất, hãy chọn và nhóm cả hai hình lại với nhau bằng phím tắt Control-G.

Bước 3
Bắt đầu vẽ màn hình của điện thoại bằng cách tạo hình chữ nhật 32 x 58 px, chúng ta sẽ tô màu #8195C1
và sau đó căn giữa theo chiều ngang với hai hình dạng mà chúng ta vừa nhóm lại, cách 12 px từ mép trên của bề mặt có thể nhìn thấy của hình dạng được tô.

Bước 4
Vẽ đường viền dày 8 px (#2B3249
) cho màn hình hiển thị bằng phương pháp Stroke, chọn và nhóm (Control-G) cả hai hình lại với nhau sau đó.

Bước 5
Tạo nút tròn dưới cùng của điện thoại, sử dụng hình tròn 8 x 8 px, #2B3249
và sau đó căn giữa.

Bước 6
Bật chế độ Pixel Preview và sử dụng Công cụ Pen Tool (P) vẽ loa trước, sử dụng Stroke rộng 12 px, dày 4 px với Round Cap, chúng ta sẽ tô màu #2B3249
và sau đó căn giữa với mặt phẳng thấy được của chi tiết trên cùng của điện thoại.

Bước 7
Tạo nút nguồn của điện thoại bằng hình chữ nhật có kích thước 12 x 4 px, chúng ta sẽ tô màu #2B3249
và sau đó đặt lên nét viền lớn hơn, cách 12px từ cạnh trái của vùng vẽ hoạt động.

Bước 8
Điều chỉnh hình dạng mà chúng ta vừa tạo bằng cách đặt Radius ở các góc trên cùng của nó thành 2 px từ trong Rectangle Properties của bảng Transform, chọn và nhóm (Control-G) tất cả các hình tạo thành điện thoại với nhau sau đó.

Bước 9
Tạo điện thoại thứ hai bằng cách sử dụng một bản sao (Control-C > Control-F) của chiếc điện thoại mà chúng ta vừa hoàn thành, phản chiếu cả chiều ngang và chiều dọc (nhấp chuột phải > Transform > Reflect > Horizontal / Vertical), và sau đó đặt vào bên phải của vùng vẽ đang hoạt động, căn chỉnh nó với cạnh trên của nó.

Bước 10
Bắt đầu vẽ trái tim nhỏ bằng cách tạo ra một hình tròn 20 x 20 px, #ED664C
và đặt lên màn hình hiển thị của chiếc điện thoại bên trái, cách 9px từ cạnh trên cùng và 6px từ cạnh trái của nó.

Bước 11
Tiếp tục vẽ trái tim bằng cách tạo thêm hai hình tròn 20 x 20 px (#ED664C),
đặt hình này lên cạnh phải, đè lên mặt phẳng của hình đầu tiên là 4 px, và hình cuối cùng ở phía dưới cùng để đè lên mặt phẳng của hai hình này là 8px.

Bước 12
Khi bạn đã có tất cả ba hình tròn, hãy chọn và sau đó hợp nhất chúng thành một hình dạng lớn hơn bằng cách sử dụng Chế độ Unite Shape Mode của Pathfinder.

Bước 13
Điều chỉnh hình dạng kết quả bằng cách loại bỏ các điểm neo trung tâm được tạo ra trong quá trình hợp nhất, bằng cách nhấp vào chúng bằng công cụ Delete Anchor Point Tool (-).

Bước 14
Tiếp tục điều chỉnh hình dạng mới bằng cách chọn tay xoay của điểm neo của nó và kéo chúng để bạn có được độ cong đẹp trên mỗi cạnh của nó. Khi bạn đã hoàn tất, tạo đường viền dày 8 px (#2B3249
), Round Join cho hình kết quả, sau đó chọn và nhóm cả hai hình lại với nhau.

Bước 15
Vì chúng ta muốn trái tim nằm trong giới hạn bề mặt hiển thị của màn hình của điện thoại, do đó, chúng ta sẽ phải tạo mặt nạ cho nó bằng một hình chữ nhật 24 x 50 px (được đánh dấu bằng màu vàng), căn giữa với màn hình. Sau đó, chỉ cần chọn cả trái tim và hình chữ nhật, nhấp chuột phải và chọn Make Clipping Mask, sau đó nhóm hình này và hình điện thoại bên trái với nhau bằng phím tắt Control-G.

Bước 16
Hoàn thành biểu tượng bằng cách tạo một bản sao của trái tim được tạo mặt nạ và sau đó căn giữa nó với màn hình của điện thoại bên phải, đảm bảo lật nó theo chiều dọc (nhấp chuột phải > Transform > Reflect > Vertical).
Một khi bạn đã hoàn tất, nhóm (Control-G) nó cùng với điện thoại, sau đó làm tương tự cho tất cả các chi tiết tạo thành của biểu tượng này.

6. Cách tạo biểu tượng chia sẻ email
Giả sử bạn đã chuyển sang Layer tiếp theo (đó sẽ là Layer thứ ba), phóng to lưới tham chiếu thứ hai và bắt đầu vẽ nhé.
Bước 1
Tạo thân chính của phong bì bằng hình chữ nhật 96 x 64 px, #ED664C
và căn giữa với vùng vẽ đang hoạt động, cách 4 px từ cạnh dưới cùng của nó.

Bước 2
Điều chỉnh hình dạng mà chúng ta vừa tạo bằng cách đặt Radius của các góc dưới cùng của nó thành 8 px từ bên trong Rectangle Properties của bảng Transform.

Bước 3
Cung cấp cho hình dạng kết quả một nét viền dày 8 px (#2B3249)
bằng phương pháp Stroke, thiết lập Corner thành Round Join, đảm bảo chọn và nhóm (Control-G) cả hai hình lại với nhau sau đó.

Bước 4
Tạo chi tiết trên của phong bì bằng hình chữ nhật 96 x 64 px, #BF402E
và sau đó canh giữa với chi tiết dưới cùng, đặt nó sao cho nửa dưới của nó đè lên nó.

Bước 5
Biến hình dạng mà chúng ta vừa tạo thành hình thoi bằng cách thêm một điểm neo mới vào giữa mỗi cạnh của nó bằng cách sử dụng công cụ Add Anchor Point Tool (+) và sau đó loại bỏ các điểm neo ở góc của nó (được đánh dấu trong hình tham chiếu) bằng cách sử dụng Delete Anchor Point Tool (-).

Bước 6
Cung cấp cho hình dạng kết quả nét viền dày 8 px (#2B3249
), đảm bảo thiết lập Corner của Stroke là Round Join, sau đó chọn và nhóm (Control-G) hai hình lại với nhau.

Bước 7
Chọn công cụ Pen Tool (P) và vẽ trong hai nét chi tiết chéo của phong bì bằng cách sử dụng nét Stroke dày 8 px (#2B3249
) với Round Cap.

Bước 8
Tạo thân chính của chữ cái bằng hình chữ nhật bo tròn 64 x 80 px với Corner Radius 8 px, #F4E9E9
và sau đó căn giữa với vùng vẽ đang hoạt động nằm bên dưới, cách 4 px từ cạnh trên của nó.

Bước 9
Tạo nét viền dày 8 px, (#2B3249
), cho hình vừa tạo xong, sau đó chọn và nhóm cả hai hình lại với nhau bằng phím tắt Control-G.

Bước 10
Nhanh chóng mở khóa Layer trước và tạo bản sao (Control-C) của trái tim mà chúng ta đã tạo mặt nạ và dán nó (Control-F) lên Layer hiện tại, căn giữa nó với lá thư của phong bì, đặt nó cách 8 px với bề mặt có thể nhìn thấy của hình dạng tô màu .
Sau đó, khi bạn đã hoàn tất, hãy chọn và nhóm cả hai hình lại bằng phím tắt Control-G.

Bước 11
Tạo mặt nạ cho hai hình mà chúng ta vừa nhóm lại bằng cách tạo một bản sao (Control-C) của chi tiết phía trên của phong bì, mà chúng ta sẽ dán ở phía trước (Control-F) và sau đó điều chỉnh bằng cách loại bỏ điểm neo trên cùng của nó. Sau đó đóng khít lại đường kẻ theo chiều rộng của chính phong bì đó.

Bước 12
Bây giờ, như bạn có thể đã thấy, chúng ta sẽ cần phải cô lập mặt nạ đó bằng cách nhấp đúp vào nó, và sau đó thêm một bản sao của chi tiết hướng xuống của nét viền của cái bao để tạo mặt nạ chính xác lên bề mặt của lá thư.
Khi bạn đã hoàn tất, bạn có thể chọn các hình dạng đã tạo mặt nạ và chi tiết trên của phong bì và nhóm (Control-G) chúng lại để chúng không bị phân tách.

Bước 13
Chọn Pen Tool (P) và, sử dụng Stroke dày 4 px (#2B3249
), vẽ chi tiết phía trước của mũi tên, đảm bảo thiết lập Cap và Corner của chi tiết đầu thành Round.
Hãy dành thời gian của bạn để hoàn thành và sau khi hoàn tất, hãy chọn và nhóm hai đường kẻ bằng phím tắt Control-G.

Bước 14
Vẽ chi tiết sau của mũi tên bằng cách sử dụng nét Stroke dày 4 px rộng 28 px, (#2B3249)
đặt giữa cạnh trái của vùng vẽ đang hoạt động và nét viền của lá thư.

Bước 15
Tạo lông chim cắm ở mũi tên bằng cách sử dụng một hình vuông 12 x 12 px, #EAA74E
và căn giữa với chi tiết phía sau của mũi tên, cách 2px từ cạnh trái của vùng vẽ đang hoạt động.

Bước 16
Điều chỉnh hình dạng mà chúng ta vừa tạo bằng cách thêm một điểm neo mới vào giữa mỗi cạnh của nó bằng cách sử dụng công cụ Add Anchor Point Tool (A), sau đó chọn và đẩy chúng sang bên phải một khoảng 6 px bằng công cụ Move (nhấp chuột phải > Transform > Move > Horizontal > 6 px).

Bước 17
Kết thúc biểu tượng này bằng cách tạo cho hình kết quả một nét viền dày 4 px, (#2B3249)
với Round Join, nhóm chúng lại (Control-G) và sau đó đặt chúng ở phía sau chi tiết sau của mũi tên (nhấn chuột phải> Transform> Arrange> Send to Back).
Khi bạn hoàn tất, đừng quên chọn và nhóm tất cả các chi tiết tạo thành của biểu tượng này bằng phím tắt Control-G.

7. Cách tạo biểu tượng chia sẻ IM
Bây giờ chúng ta đang đi đến biểu tượng thứ ba và là biểu tượng cuối cùng của chúng ta, vì vậy giả sử bạn đã chuyển sang Layer cuối cùng, hãy phóng to lưới tham chiếu của nó và chúng ta hãy hoàn thành biểu tượng này.
Bước 1
Tạo chi tiết chính của hộp văn bản bên trái bằng hình chữ nhật có kích thước 88 x 68 px, #C2A6DD
và sau đó đặt ở góc trên bên trái của vùng bản vẽ đang hoạt động nằm bên dưới, cách 4 px xung quanh nó cho đường viền của nó.

Bước 2
Điều chỉnh hình dạng mà chúng ta vừa tạo bằng cách thiết lập Radius của các góc trên cùng và dưới cùng bên phải của nó thành 8 px trong Rectangle Properties của bảng Transform.

Bước 3
Chuyển sang chế độ Pixel Preview Mode (Alt-Control-Y) và sau đó sử dụng công cụ Add Anchor Point Tool (+) thêm một điểm neo mới vào cạnh dưới của hộp văn bản, đặt nó cách 20 px từ phía bên trái của nó.

Bước 4
Tiếp tục điều chỉnh hình này bằng cách chọn điểm neo dưới cùng bên trái của nó bằng công cụ Direct Selection Tool (A), và sau đó đẩy nó xuống phía dưới 16 px bằng cách sử dụng công cụ Move (nhấp chuột phải > Transform > Move > Vertical > 16 px).

Bước 5
Tạo nét viền cho hình kết quả dày 8px, (#2B3249)
với Round Join, sau đó chọn và nhóm cả hai lại với nhau bằng phím tắt Control-G.

Bước 6
Tạo một bản sao (Control-C) của trái tim nhỏ từ một trong các biểu tượng trước đó, và sau đó dán (Control-F) nó lên Layer hiện tại, căn giữa với chi tiết thân của hộp văn bản.

Bước 7
Tạo các chấm nhỏ bằng cách sử dụng ba hình tròn 6 x 6 px cách nhau 2 px , tô màu #2B3249
, nhóm chúng lại (Control-G) và sau đó đặt lên góc dưới bên phải của hộp văn bản, cách 4 px xung quanh chúng.
Khi bạn đã hoàn tất, hãy chọn và nhóm tất cả các hình mà chúng ta đã tạo cho đến bây giờ bằng phím tắt Control-G.

Bước 8
Tạo một bản sao (Control-C > Control-F) của màu tô và nét viền của hộp văn bản bên trái và căn chỉnh chúng với góc dưới cùng bên phải của vùng vẽ đang hoạt động, đảm bảo lật theo chiều ngang sau đó (nhấp chuột phải > Transform > Reflect > Horizontal), thay đổi màu của hình tô màu thành #9F88BA.

Bước 9
Bật chế độ Pixel Preview (Alt-Control-Y) và vẽ các dòng văn bản nhỏ bằng đường nét Stroke dày 4 px, rộng 18 px, (#2B3249)
, cách 4 px với một đường thẳng khác dày 4 px, rộng 34 px. Nhóm (Control-G) hai hình này lại và đặt chúng cách các cạnh dưới và bên trái của hộp văn bản một khoảng 8 px.

Bước 10
Hoàn thành biểu tượng này bằng cách chọn và nhóm (Control-G) tất cả các hình tạo thành của hộp văn bản bên phải lại với nhau, đặt chúng ở phía sau tất cả (nhấp chuột phải > Arrange > Send to Back).
Oh, và cũng đừng quên nhóm tất cả các chi tiết tạo thành của biểu tượng này vì bạn sẽ không muốn chúng bị lộn xộn đâu.

Thế là xong rồi đấy!
Vậy là bạn đã có được nó rồi - một bộ biểu tượng nhỏ đẹp mà bạn có thể sử dụng để chia sẻ tình yêu thương của bạn với một người đặc biệt. Tôi hy vọng bạn đã theo dõi từng bước và có nhiều hứng khởi như tôi đã có khi vẽ trong suốt quá trình này.

Subscribe below and we’ll send you a weekly email summary of all new Design & Illustration tutorials. Never miss out on learning about the next big thing.
Update me weeklyEnvato Tuts+ tutorials are translated into other languages by our community members—you can be involved too!
Translate this post